Trong vô vàn những lần tôi không hẹn mà gặp thì thác Mây là một trong những lần thú vị và đáng nhớ nhất.
ờng thường ngày. Tháng Bảy Hà Nội trong tôi chật chội như không còn chỗ cho một kẻ thích xê dịch nương thân. Tôi quyết định trốn Hà Nội. Như mọi lần, tôi vẫn chọn du lịch bụi.
ờng thường ngày. Tháng Bảy Hà Nội trong tôi chật chội như không còn chỗ cho một kẻ thích xê dịch nương thân. Tôi quyết định trốn Hà Nội. Như mọi lần, tôi vẫn chọn du lịch bụi.
Trong những cái tên thác nước đẹp nhất miền Bắc Việt Nam vừa search trên google, tôi phải dừng con chuột ở dòng chữ thác 9 bậc tình yêu( Thác Mây). Cái tên gợi tôi nhớ đến cây cầu Pont des Arts nổi tiếng tại Pháp bị gãy sập không lâu do sức mạnh của niềm tin tình yêu đôi lứa- những chiếc khóa mất chìa. Dẫu sao Thác Mây cũng cách Hà Nội không bao xa. So với đường lên mạn Y Tý, Hà Giang, Yên Bái….thì 9km đường xấu vẫn là một lựa chọn hợp lý cho hai ngày nghỉ dưỡng cuối tuần bên một thác nước đẹp mộng mơ.
Đoàn chúng tôi xuôi theo con đường mòn Hồ Chí Minh, đi qua địa phận Thanh Hóa giáp với Vườn quốc gia Cúc Phương để tìm đến chỗ rẽ vào thác. Thời tiết ở đường mòn này vô cùng thú vị. Trời rất hay mưa bất ngờ. Cứ quãng vài chục km sẽ lại có một cơn mưa rào ghé thăm. Nó diễn ra rất nhanh, chẳng ai kịp mặc áo mưa, và đi cũng vội vã không kém. Một vài thành viên trong đoàn vẻ mặt thẫn thờ vì không biết để mưa ướt hay thỉnh thoảng phải dừng xe lại mặc rồi cởi áo mưa. Tôi thích thú với suy nghĩ của riêng mình, rằng không chỉ thời tiết Hà Nội mới thất thường, hóa ra ở trên dài đất hình chữ S này, trốn đi đâu con người cũng bị thiên nhiên “ đánh úp”.
Thác Mây thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi xuôi theo đường Hồ Chí Minh khoảng 130km, cả đoàn chúng tôi phải rẽ vào con đường mòn duy nhất dài 9km nữa để vào đến thác. Gặp ngày mưa to nên đường rất trơn và nhầy nhụa bùn. Có những đoạn chúng tôi phải khiêng xe qua. Những anh xế tay lái yếu không quen đường phải nhờ đến cả sự trợ giúp của người dân. Tiếng nước hiền hòa, rì rầm những khúc ca anh hùng của dòng sông Ngang bên đường, đã từng đi vào nhiều sự tích của bà con dân tộc. Dòng sông Bưởi từ vùng thượng nguồn khi đổ về xuôi đã chảy qua Thạch Lâm (là một trong những xã cuối huyện Thạch Thành, giáp với huyện Nho Quan, Ninh Bình) bắt gặp sông Ngang chảy phía thôn Thượng, nơi có Thác Mây ngự trị.
Chúng tôi, dù đã thấm mệt với việc đi bộ và dầm mưa cũng phải dừng lại “ nháy” một vào bức ảnh bên vẻ đẹp hoang sơ trữ tình này. Cứ quãng một hai cây số lại thấp thoáng hai bên những ngôi nhà sàn bằng gỗ của bản làng người Mường. Cảnh vật giống y như những lũy tre làng xanh rì miền xuôi.
Sau gần 2 tiếng, cả đoàn nghỉ lại một nhà sàn ngay dưới chân con thác. Vừa tới nơi, thứ âm thanh ầm ầm tuôn chảy đã đập ngay vào thính giác con người.
Thác Mây được đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm, ở độ cao khoảng 100m, với 9 chín bậc thác gối lên nhau tạo thành những con nước mềm mại như đường lượn sóng của một dải lụa trắng. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có 9 nàng tiên đã giáng trần và tắm tại thác này. Khi các nàng tiên đang tắm thì có “lệnh trời” gọi về, 9 nàng tiên bay lên trời để lại dấu chân là chín bậc thác, bốn mùa vẫn róc rách, rì rầm tiếng thác đổ. Mỗi bậc thác tượng trưng cho một nàng tiên, chín bước chân, chín bậc tình yêu…Từ bao đời nay, người dân ở đây vẫn truyền tai nhau rằng, những đôi lứa đang yêu nhau cùng nhau lên tắm thác “Chín bậc tình yêu”, thì tình yêu sẽ ngày càng mặn nồng và nên vợ thành chồng.
Ngoài chín bậc thác chính, còn có bậc thác cha, thác mẹ và thác con. Hai bên là những cây cổ thụ to luôn tỏa bóng mát xuống dòng thác. Tiếng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng như tiếng ru của rừng xanh vỗ về cuộc sống bình yên của con người, nuôi dưỡng cho những ruộng lúa, cây ngô. Nguồn nước dường như vô tận ngày đêm reo hát, hòa với âm hưởng núi rừng kỳ bí sẽ là điểm đến cho những ai muốn khám phá, muốn trải nghiệm.
Thời điểm đến thác Mây thích hợp nhất là vào mùa hè. Khi ấy dòng thác hiền hòa mộc mạc lại nồng nàn như người con gái Mường nơi đây. Có nơi thác đổ rào rào có nơi lại khẽ khàng róc rách, có nơi thác nước mềm mạ,i nơi lại có thác nước cao vút trút nước cuồn cuộn bọt trắng xóa. Xen lẫn những thác nước lớn nhỏ là những khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ đường kính 2 3 người ôm. Thêm vào đó, con đường đến thác quanh co uốn lượn rất thơ mộng.
Chúng tôi ăn tối ngay tại nhà sàn. Đặc sản ở đây là ốc đá, thịt cuốn lá nốt, lá bưởi nướng, gà đồi, lúa thơm đầu vụ. Những cơn mưa tầm tã ghé qua khi đã nửa đêm. Nằm ngay bên cửa sổ căn nhà, lắng nghe tiếng mưa rơi, nước chảy, cảm nhận làn nước li ti phả nhẹ vào không gian để sáng hôm sau thức giấc đã thấy bên ngoài nắng chan hòa, núi cao và cỏ cây xanh rì đậm chất thiên nhiên. Đó là những trải nghiệm mà tôi không bao giờ có được ở Hà Nội ồn ã. Chỉ tìm về với thiên nhiên hoang sơ như vậy tôi mới thấy tâm hồn mình được gột rửa khỏi khói bụi, bọn chen, vồ vập.
Sáng hôm sau, cả đoàn men theo đường mòn để lên tới nơi bắt đầu của thác nước. Đi đủ 9 bậc tình yêu để thử vận may của mình. Nếu Hà Nội có cầu Long Biên quanh năm hai bên đầy khóa tình yêu thì ở Thạch Lâm có Thác 9 bậc tình yêu, đôi lứa yêu nhau dắt tay đi hết 9 bậc thì ông trời sẽ xe duyên vợ chồng cho họ.
Chúng tôi rời Thạch Lâm khi đã xế chiều. Khung cảnh thi vị khi một bên đường là đồi cao cây cối um tùm, một bên là dòng sông xanh mượt, bãi cỏ sàn sàn xuống tận mặt nước. Trở về thủ đô trong tâm trạng tiếc nuối, tôi mong có cơ hội trở lại đây thêm một lần. Lúc đó tôi sẽ đi cũng người mình thương….
Tạm biệt thác Mây tạm biệt những cơn mưa mùa hè….
Đoàn chúng tôi xuôi theo con đường mòn Hồ Chí Minh, đi qua địa phận Thanh Hóa giáp với Vườn quốc gia Cúc Phương để tìm đến chỗ rẽ vào thác. Thời tiết ở đường mòn này vô cùng thú vị. Trời rất hay mưa bất ngờ. Cứ quãng vài chục km sẽ lại có một cơn mưa rào ghé thăm. Nó diễn ra rất nhanh, chẳng ai kịp mặc áo mưa, và đi cũng vội vã không kém. Một vài thành viên trong đoàn vẻ mặt thẫn thờ vì không biết để mưa ướt hay thỉnh thoảng phải dừng xe lại mặc rồi cởi áo mưa. Tôi thích thú với suy nghĩ của riêng mình, rằng không chỉ thời tiết Hà Nội mới thất thường, hóa ra ở trên dài đất hình chữ S này, trốn đi đâu con người cũng bị thiên nhiên “ đánh úp”.
Thác Mây thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi xuôi theo đường Hồ Chí Minh khoảng 130km, cả đoàn chúng tôi phải rẽ vào con đường mòn duy nhất dài 9km nữa để vào đến thác. Gặp ngày mưa to nên đường rất trơn và nhầy nhụa bùn. Có những đoạn chúng tôi phải khiêng xe qua. Những anh xế tay lái yếu không quen đường phải nhờ đến cả sự trợ giúp của người dân. Tiếng nước hiền hòa, rì rầm những khúc ca anh hùng của dòng sông Ngang bên đường, đã từng đi vào nhiều sự tích của bà con dân tộc. Dòng sông Bưởi từ vùng thượng nguồn khi đổ về xuôi đã chảy qua Thạch Lâm (là một trong những xã cuối huyện Thạch Thành, giáp với huyện Nho Quan, Ninh Bình) bắt gặp sông Ngang chảy phía thôn Thượng, nơi có Thác Mây ngự trị.
Chúng tôi, dù đã thấm mệt với việc đi bộ và dầm mưa cũng phải dừng lại “ nháy” một vào bức ảnh bên vẻ đẹp hoang sơ trữ tình này. Cứ quãng một hai cây số lại thấp thoáng hai bên những ngôi nhà sàn bằng gỗ của bản làng người Mường. Cảnh vật giống y như những lũy tre làng xanh rì miền xuôi.
Sau gần 2 tiếng, cả đoàn nghỉ lại một nhà sàn ngay dưới chân con thác. Vừa tới nơi, thứ âm thanh ầm ầm tuôn chảy đã đập ngay vào thính giác con người.
Thác Mây được đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm, ở độ cao khoảng 100m, với 9 chín bậc thác gối lên nhau tạo thành những con nước mềm mại như đường lượn sóng của một dải lụa trắng. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có 9 nàng tiên đã giáng trần và tắm tại thác này. Khi các nàng tiên đang tắm thì có “lệnh trời” gọi về, 9 nàng tiên bay lên trời để lại dấu chân là chín bậc thác, bốn mùa vẫn róc rách, rì rầm tiếng thác đổ. Mỗi bậc thác tượng trưng cho một nàng tiên, chín bước chân, chín bậc tình yêu…Từ bao đời nay, người dân ở đây vẫn truyền tai nhau rằng, những đôi lứa đang yêu nhau cùng nhau lên tắm thác “Chín bậc tình yêu”, thì tình yêu sẽ ngày càng mặn nồng và nên vợ thành chồng.
Ngoài chín bậc thác chính, còn có bậc thác cha, thác mẹ và thác con. Hai bên là những cây cổ thụ to luôn tỏa bóng mát xuống dòng thác. Tiếng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng như tiếng ru của rừng xanh vỗ về cuộc sống bình yên của con người, nuôi dưỡng cho những ruộng lúa, cây ngô. Nguồn nước dường như vô tận ngày đêm reo hát, hòa với âm hưởng núi rừng kỳ bí sẽ là điểm đến cho những ai muốn khám phá, muốn trải nghiệm.
Thời điểm đến thác Mây thích hợp nhất là vào mùa hè. Khi ấy dòng thác hiền hòa mộc mạc lại nồng nàn như người con gái Mường nơi đây. Có nơi thác đổ rào rào có nơi lại khẽ khàng róc rách, có nơi thác nước mềm mạ,i nơi lại có thác nước cao vút trút nước cuồn cuộn bọt trắng xóa. Xen lẫn những thác nước lớn nhỏ là những khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ đường kính 2 3 người ôm. Thêm vào đó, con đường đến thác quanh co uốn lượn rất thơ mộng.
Chúng tôi ăn tối ngay tại nhà sàn. Đặc sản ở đây là ốc đá, thịt cuốn lá nốt, lá bưởi nướng, gà đồi, lúa thơm đầu vụ. Những cơn mưa tầm tã ghé qua khi đã nửa đêm. Nằm ngay bên cửa sổ căn nhà, lắng nghe tiếng mưa rơi, nước chảy, cảm nhận làn nước li ti phả nhẹ vào không gian để sáng hôm sau thức giấc đã thấy bên ngoài nắng chan hòa, núi cao và cỏ cây xanh rì đậm chất thiên nhiên. Đó là những trải nghiệm mà tôi không bao giờ có được ở Hà Nội ồn ã. Chỉ tìm về với thiên nhiên hoang sơ như vậy tôi mới thấy tâm hồn mình được gột rửa khỏi khói bụi, bọn chen, vồ vập.
Sáng hôm sau, cả đoàn men theo đường mòn để lên tới nơi bắt đầu của thác nước. Đi đủ 9 bậc tình yêu để thử vận may của mình. Nếu Hà Nội có cầu Long Biên quanh năm hai bên đầy khóa tình yêu thì ở Thạch Lâm có Thác 9 bậc tình yêu, đôi lứa yêu nhau dắt tay đi hết 9 bậc thì ông trời sẽ xe duyên vợ chồng cho họ.
Chúng tôi rời Thạch Lâm khi đã xế chiều. Khung cảnh thi vị khi một bên đường là đồi cao cây cối um tùm, một bên là dòng sông xanh mượt, bãi cỏ sàn sàn xuống tận mặt nước. Trở về thủ đô trong tâm trạng tiếc nuối, tôi mong có cơ hội trở lại đây thêm một lần. Lúc đó tôi sẽ đi cũng người mình thương….
Tạm biệt thác Mây tạm biệt những cơn mưa mùa hè….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét